“Người suy nghĩ sáng suốt chẳng bao giờ kiêu ngạo vì tài năng của mình” – Harper Lee, một nhà văn nổi tiếng người Mỹ. Thông qua nhận định đó bà muốn truyền tải thông điệp con người đừng nên quá tự phụ về tài năng của mình nếu không bạn sẽ mãi là một người kém cỏi. Thật vậy, từ bao đời nay người kiêu ngạo luôn phải trả những cái giá đắt cho cuộc sống của mình, bởi đó không phải là một đức tính tốt, nó sẽ dễ đem lại cho chúng ta những điều tiêu cực. Bài viết này sẽ cùng bạn đào sâu hơn và phân tích vấn đề này một cách thật chi tiết.

1. Sự kiêu ngạo là gì?

Kiêu ngạo trong tiếng Anh được viết là arrogant - tính từ và arrogance - danh từ. Sự kiêu ngạo được định nghĩa là do tính cách của con người hình thành, hiểu một cách cơ bản chính là sự kiêu căng, khó chịu và luôn tự cho mình là trên cơ người khác.

Kiêu ngạo là gì? Liệu bạn có đang mắc phải tật xấu này?

Kiêu ngạo và tự tin vẫn luôn thường bị nhầm lẫn với nhau bởi đôi khi sự tự tin thái quá lại biến thành kiêu ngạo. Sự tự tin thái quá và cho rằng ý kiến của mình luôn đúng thì đó chính là biểu hiện của kiêu ngạo.

Tương tự như vậy nhiều người có thể nhầm kiêu hãnh và kiêu ngạo, tuy nhiên kiêu hãnh là sự tích cực, hòa đồng tự tin hướng ngoại ngay thẳng. Nhưng kiêu ngạo thì ngược lại luôn gắn liền với sự ích kỷ, tiêu cực và hổ thẹn.

Sự kiêu ngạo sẽ tách bạn ra khỏi tập thể

2. Những biểu hiện của con người kiêu ngạo 

Để tránh sự nhầm lẫn, tránh những ảnh hưởng của kiêu ngạo chúng ta nên có những nhận biết biểu hiện tiêu biểu nhất của những người có tính cách này này: 

Kiểu người luôn luôn đúng

Thế nào là một người luôn luôn đúng? đúng như nghĩa đen của câu nói, luôn đúng ở đây không phải biểu hiện tài giỏi mà là luôn tự cho là mình đúng. Trong mọi phương diện từ cuộc sống hay công việc họ đều cho là mình không hề sai, ý kiến của mình sẽ phải là đúng không ai được dành giật điều đó. 

Vô hình chung điều đó khiến bản thân của họ đã tự bỏ đi cơ hội để học hỏi và tiếp thu những ý kiến tốt đẹp và những kiến thức xung quanh. Đôi khi họ tự kiêu như vậy còn ảnh hưởng tới các mối quan hệ của bản thân. 

Luôn tỏ thái độ khó chịu với người xung quanh 

Tỏ thái độ với người xung quanh có thể coi là coi thường người khác, tự cho rằng mình cần phải chỉ đạo chứ không muốn làm theo ai cả. Đôi khi họ có những câu hỏi khiến người khác khó chịu như: “Bạn có thể làm được điều này không?”, “Bạn có chắc chắn không?”, “ai cho bạn làm như vậy?”, “Bạn hãy làm như thế này đi?”...

Thực sự khi tiếp xúc với những người mang thái độ kiêu ngạo sẽ khiến những người xung quanh cảm thấy bị xúc phạm, thậm chí cảm thấy khó chịu bị coi thường. 

Những người kiêu ngạo luôn cho mình là đúng ảo tưởng sức mạnh về bản thân 

Coi mình là trung tâm của vũ trụ

Những ai mang tư tưởng kiêu ngạo sẽ tự đặt bản thân mình là trung tâm của mọi người, của tổ chức. Biểu hiện rõ nhất là trong mỗi cuộc trò chuyện họ muốn người khác phải quan tâm tới mình, phải nói về mình, ngưỡng mộ mình. Đặc biệt họ chỉ cần có thành tựu nhỏ họ cũng sẽ đề cao thành lớn và muốn cả thế giới này biết tới. 

Sự khoe khoang luôn thường trực trong từng lời nói hành động cũng như thái độ kèm theo sự tự hào về bản thân. Thêm vào đó họ cũng thích những lời khen của người khác dành cho mình, nên càng ngày càng lún sâu vào sự khoác loác nâng tầm bản thân. 

Thiếu đi sự lắng nghe

Sự lắng nghe gần như không hề tồn tại trong cuộc sống của họ. Họ cho rằng mình không cần gì phải lắng nghe người khác bởi mình chính là chân ái trung tâm của mọi vấn đề. Từ thói quen không lắng nghe này họ sẽ không hề quan tâm tới ai, mặc kệ những gì người khác góp ý. Từ đó những người kiêu ngạo sẽ thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống, họ lâu dần trở nên thiếu hiểu biết hơn nữa vì sự khó chịu không lắng nghe học hỏi.

Không nhận lỗi và không bao giờ thay đổi

2 từ “xin lỗi” gần như không bao giờ tồn tại trong cuộc sống của người kiêu ngạo. Họ nghĩ rằng, cho rằng hành động của mình không bao giờ là sai. Những lỗi lầm họ gây ra theo đó cũng không bao giờ được sửa chữa và cải thiện. Cái tôi của họ rất cao, họ sẽ không bao giờ chấp nhận những việc đổ lỗi, chê bai và tuyệt nhiên họ sẽ dùng mọi lý lẽ, phân bua làm sao cho từ sai thành đúng thì mới thôi. Có thể nói họ giỏi nhất chính là biện hộ cho sai lầm và rắc rối của mình làm nên.

3. Những tác hại của sự kiêu ngạo đến cuộc sống

Qua những biểu hiện đó chúng ta có thể nhận thấy được kiêu ngạo là một tính cách không tốt, nó sẽ gây ra những khó khăn cản trở bạn trong cuộc sống cũng như công việc. Tính cách này khiến bạn sẽ bị mọi người xa lánh, ghét bỏ thậm chí là cô lập. 

Trong công việc người kiêu ngạo khó làm việc nhóm, khó hợp tác, khó lắng nghe vì họ coi mình là trung tâm và không hề nhận lỗi, những đóng góp của họ không được công nhận thì họ sẽ gây hấn với những thành viên khác. 

Cái tôi kiêu ngạo sẽ cản trở cơ hội tiến thân của bạn, đồng thời mất đi nhiều cơ hội học hỏi tiếp thu, những người giỏi cũng không muốn làm việc và hợp tác cùng bạn. 

Kiêu ngạo khiến bạn gặp nhiều rắc rối trong cuộc sống

Sau cùng sự tiến thân sẽ ảnh hưởng nhiều tới thăng tiến và sự phát triển trên đường công danh sự nghiệp. Bởi vật nếu như có nét tính cách trên đây bạn hãy sửa đổi và học cách từ bỏ tính cách đó càng sớm càng tốt nha.

Bạn có là người tài người giỏi chuyên môn như nào đi nữa nếu vẫn giữ tính kiêu ngạo thì sớm muộn bạn cũng sẽ gặp phải sự thất bại. Kiêu ngạo khiến bạn ngày một xa lánh bạn bè, đồng nghiệp mà thôi. Hãy học cách lắng nghe, kiểm soát thái độ, tính cách của mình ở mức độ cho phép. Nhưng hãy cứ tự tin về bản thân nhé hãy mạnh dạn phát huy mọi thế mạnh mà mình sở hữu.